Những lý do không nên mua giày nam giá 300k trở xuống
- Ngày đăng: 05-07-2018 18:01
- Tác giả: ZATINO
- Lượt xem: 3098
Sự đa dạng của giày da không phải bàn cãi, về giá cả cũng trên trời dưới đất với đầy đủ những con số từ mắc đến rẻ bạt ngàn hằng hà sa số cho tùy từng cấp độ khách hàng lựa chọn. Nhưng riêng với giày da bạn hãy luôn nhớ một điều “Tiền nào của nấy”.
Một đôi giày da tốt cần trải qua rất nhiều công đoạn, từ thiết kế, chọn da, thuộc da, lên màu da, lên form, cắt , khâu ghép… và để đảm bảo chất lượng người ta còn phải thực hiện cả tỉ tỉ công đoạn từ test mẫu, tính toán các thông số về kỹ thuật như chiều dài mũi, gót giày hay đế giày ra sao, chất liệu gì? Lót giày thiết kế đệm êm chân ok không?… Chính bởi vì thế một đôi giày tốt ra tốn rất nhiều nguyên vật liệu và công sức, điều đó dẫn tới giá thành sản xuất không phải là quá rẻ được. Chỉ cần sơ bộ như vậy bạn cũng đủ hiểu những đôi giày da nam giá 300k trở xuống sẽ là một điều khó tin. Nhưng hôm nay chúng tôi sẽ phân tích cho bạn biết những lý do vì sao giá đôi giày da lại có thể rẻ được như vậy và những lý do này sẽ cho bạn hiểu vì sao không nên mua giày nam giá 300k trở xuống.
- Chất liệu Da
Da thật và gia giả chính là lý do cơ bản nhất khiến giá thành của một đôi giày chênh lệch nhau, để có một đôi giày thật các nhà sản xuất phải mất rất nhiều công sức, tất cả đều được làm từ da động vật nên khi chọn được da người ta cần trải qua các quá trình thuộc da, làm mềm da trong khi đó với da công nghiệp lại khác. Ngày nay có 2 loại da giả phổ biến.
- Simili: đây chính là chất liệu giả da với giá thành rẻ, cứng và bên ngoài được phủ thêm một lớp polyeste thế nên nhìn sẽ rất bóng. Nó được dùng để may hàng chợ và bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể nhận biết được
- PU: Loại chất liệu này thì cao cấp hơn và có độ đàn hồi cũng như độ mềm nhất định. Nếu không biết bạn sẽ rất dễ nhầm với da thật, tuy vậy vì bản chất là giả da nên nó vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo thành ra theo thời gian sử dụng nó sẽ bị bong tróc.
Da thật sẽ có độ đàn hồi tốt, theo thời gian sử dụng có độ giãn nhất định nhưng lại càng khiến da thêm mềm, đi chân rất êm ái và theo thời gian vẫn đảm bảo được chất liệu, không bị nổ hoặc bong tróc trong khi đó da giả không có khả năng đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách phân biệt da giả da thật qua bài viết: “ Mẹo kiểm tra chất lượng giày da nam đơn giản”
2. Đế giày
Hiện nay có rất nhiều vật liệu được dùng để làm đế giày. Chúng ta có thể liệt kê ra một số loại phổ biến như:
- Leather Sole (Đế da): Cao cấp của các loại cao cấp, nó có ưu điểm sang trọng, chỉn chu, ấm áp và chắc chắn (ví dụ như đôi giày công sở plain Oxford chẳng hạn) . Loại này có hai loại, loại đế một lớp da (single leather) và đế da 2 lớp (double leather), dòng dế này thích hợp cho các loại bốt dùng hoạt động ngoài trời.
- Đế giày PVC: Loại đế này được làm từ Polymer kết hợp cùng một số thành phần khác tạo nên thuộc tính cho cho đế. Loại này đa phần được dùng cho giày thể thao hoặc giày sandals , nó có ưu điểm về khả năng trống trơn trượt, độ bền cao vì hàm lượng chất dẻo hóa. Và hơn hết là loại vật liệu này rẻ hơn các vật liệu khác
- Đế giày cao su nhiệt dẻo (TPR): có thuộc tính của cao su và có thể phun đúc. Các loại đế TPR có độn trống nứt và cực kỳ tốt, nó còn có khả năng chống được sự gãy vỡ của nhiệt độ thấp
- Đế giày EVA: Là một loại polimer loại này khá nhẹ và được xem là nhẹ nhất trong các loại đế
- Đế giày PU: Nhẹ, bền và có khả năng chống tượt, loại đế này có hai loại đế giày PU polyester và đến giày PU Polyether. Trong đó PU Polyester có độ bền căng hơn.
- Đế giày cao su lưu hóa: Phương pháp lưu hóa giúp cao su trở nên phong phú hơn rất nhiều khi làm vật liệu. Mỗi loại cao su được biết đến dưới dạng của các Polymer cơ bản. Các polymer này kết hợp với nhiều thành phần khác nhau có tác nhân lưu hóa, chất tăng cường, chất độn và các tác nhân như dẻo hóa, mềm hóa. Đế cao su nitril có khả năng chống trơn trượt tốt.
- Crepe Sole (Đế kếp): Đây là một loại đế giả cao su, đi rất êm chân độ bền cao, giảm tác hại ảnh hưởng của thời tiết về độ cong, vênh gãy. Kếp càng tốt thì màu càng trong, bạn có thể nhìn xuyên thấu qua được. Loại này thường thích hợp cho các dòng boot, hoặc những đôi giày mang phong cách bụi bặm, cảm hứng quân đội
=> Có thể bạn quan tâm: Các loại đế giày nổi tiếng thế giới
Đấy là những loại đế cao cấp cho giày xịn, còn những loại đế dành cho hàng giá rẻ 300k trở xuống thông thường là những loại sử dụng cao su tổng hợp rẻ tiền với giá thành rẻ, nhưng loại này dễ bị nứt, gãy hoặc vỡ khi trải qua nắng mưa, Không chỉ thế với loại đế của những đôi giày giá rẻ độ đàn hồi và độ dẻo thấp dẫn đến tình trạng đau chân sau thời gian ngắn sử dụng.
3. Keo và chỉ khâu:
Một trong những nguyên nhân nữa khiến giá thành đôi giày xịn và giày giá rẻ chênh lệch nhau đó chính là keo dán giày và chỉ khâu. Thông thương những đôi giày giá rẻ để tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nguyên liệu sẽ dùng keo dán thay vì dùng công nghệ khâu giày hay là thuê nhân công. Việc này giúp họ giút ngắn thời gian sản xuất một đôi giày, tiết kiệm chi phí nên hạn chế được số vốn bỏ ra. Nói vậy không hẳn là tất cả, vẫn có những đôi giày giá dưới 300k có chỉ khâu nhưng đường chỉ khá xấu và không mấy chắc chắn, phần chủ yếu kết nối đế và da cũng là nhờ keo chỉ chỉ mang tính chất trang trí nhiều hơn. Thế nên bạn cần phải nhìn cẩn thận kẻo bị mắc lừa
=> Có thể bạn quan tâm: Cách bảo quản giày da tại nhà
4. Form giày:
Đây chắc chắn chỉ có những người quen dùng giày da xịn mới nắm được bởi lẽ form của một đôi giày làm chất lượng sẽ khác hoàn toàn những đôi giày giá rẻ dưới 300k. Dáng giày đứng, lên form chất không bị nhăn nhúm kể cả khi không có trees độn và đặc biệt bạn sẽ thấy nó rất long lanh kể cả khi có đứng một mình đi chăng nữa trên từng chi tiết và từng điểm nhấn của đôi giày. Giày nam giá 300k trở xuống hoàn toàn khác, xộc xệch hơn, xù xì hơn và tất nhiêu xấu hơn.
Để tìm hiểu thêm những mẫu giày chất lượng hoặc kiến thức về giày bạn có thể liên hệ trực tiếp qua:
Shop giày nam Tino
Hotline : 0969.69.1080
Shop giày 1: Số 38 Ngõ 105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Shop giày 2: Số 32 Trương Công Giai, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội